Trang chủ / Tin tức / Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh sởi

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh sởi

Bệnh sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguyên nhân do vi rút sởi gây nên, thường gặp ở trẻ em, bệnh xuất hiện ở cả 4 mùa nhưng thường xảy ra nhiều vào mùa đông – xuân.

Bệnh sởi lây lan từ người sang người phần lớn qua đường hô hấp, cho đến nay nó vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể phát triển thành dịch và là một trong những nguyên gây nhân tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

 

Bệnh-sởi-2

Bệnh sởi thường thấy ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính. Thế nhưng, nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, trẻ rất có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Bênh sởi xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, khi độ ẩm và nhiệt độ không khí cao, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và phát triển. Bệnh này có tốc độ lây lan rất nhanh, lên tới 90% số trẻ khi tiếp xúc với người mắc bệnh sởi sẽ bị lây bệnh. Những trẻ có khả năng mắc sởi cao là các bé sức đề kháng kém, trẻ sinh thiếu tháng, không được tiêm chủng vắc – xin ngăn ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có khả năng bị sởi nếu cơ thể không đủ các yếu tốt phòng chống dịch với bệnh. 

Triệu chứng của bệnh sởi

Khi trẻ bị sởi sẽ xuất hiện những triệu chứng của bệnh, do đó, các bậc cha mẹ có con nhỏ nên để ý khi phát hiện thấy con mình có những biểu hiện như sau:

– Thời kỳ ủ bệnh: Trong thời kỳ này trẻ rất có thể sẽ bị sốt nhẹ.

– Thời kỳ khởi phát: Đây là thời kỳ có khả năng lây lan cao nhất, kéo dài tầm 3 đến 5 ngày với các biểu hiện như: Sốt nhẹ hoặc sốt cao tới 39,5 độ đến 40 độ. Ngoài ra biểu hiện sốt cao, còn kèm theo các biểu hiện khác như co giật, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau khớp. Bên cạnh đó, còn có triệu chứng chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ lên, bệnh nhân ám ảnh bởi ánh sáng, giác mạc và mi mắt bị sưng phù lên, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, ho đàm, khàn giọng. Có thể khiến cho viêm thanh quản co rút, nếu có xuất hiệntriệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ khiến cho trẻ bị tiêu chảy.

– Thời kỳ phát ban: Đầu tiên các nốt ban xuất hiện ở sau tai, tiếp đó lan dần đến 2 bên má, cổ, ngực, bụng và bộ phận chi trên trong khoảng 24 giờ. Trong khoảng 24 giờ sau đó, vết ban lan xuống lưng, bụng và 2 tay và cuối cùng là 2 chân từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi có màu hồng nhạt, ấn vào thì mất, thường xuất hiện liền sát nhau và kết dính lại. Đối với trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt hơn. Đối với những trường hợp nặng hơn, ban xuất hiện dày đặc cả lòng bàn tay, lòng bàn chân, thỉnh thoảng có ban xuất huyết có thể kèm theo cả chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa.

– Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo quy trình xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt của da.

Cách phòng ngừa bệnh sởi

 

67404255-vnm_2014_7104060

Chích ngừa vắc-xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi là phương pháp chủ động để ngăn ngừa bệnh sởi.

– Lấy khăn hoặc tay che miệng lại khi ho, hắt hơi.

– Rửa tay thật sạch trước khi ăn và trước khi nấu thức ăn cho trẻ.

– Vệ sinh môi trường sạch sẽ: Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi của trẻ, dụng cụ, đồ dùng của trẻ

– Chích ngừa vắc-xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi là phương pháp chủ động để ngăn ngừa bệnh sởi tốt nhất và hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

SÂM TỐ NỮ – THẢO DƯỢC QUÝ DÀNH CHO PHÁI NỮ

Sâm tố nữ có tên khoa học là Pueraria mirifica, là một loại rễ củ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *