Trang chủ / Tin tức / Ngành dược Việt Nam đón đầu cơ hội và thách thức từ TPP

Ngành dược Việt Nam đón đầu cơ hội và thách thức từ TPP

Việc kí kết hiệp định TPP có tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dược trong nước nói riêng. Theo thống kê , tăng trưởng của lĩnh vực thuốc chữa bệnh từ nay đến năm 2017 có thể lên đến hơn 20%/năm cùng với đó là chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người của Việt Nam rơi vào khoảng 200 USD/năm.

Ngành dược Việt Nam đón đầu cơ hội và thách thức 

Tuy nhiên, đây được coi là một trong những lĩnh vực chịu sự cạnh tranh lớn nhất khi Việt Nam tham gia vào TPP. Cũng giống như một số Hiệp định thương mại khác, TPP sẽ giúp làm tăng doanh số nhập khẩu thuốc của Việt Nam. Và theo đó, dược phẩm sẽ giảm thuế từ mức hiện tại khoảng chừng 2,5% về mức 0%. Điều này rất có thể sẽ làm tăng xu hướng cạnh tranh cao từ các doanh nghiệp nước ngoài, trong số đó,  sự cạnh tranh sẽ thiên hơn về phía các doanh nghiệp sản xuất thuốc gốc so với các loại thuốc generic.

a

 

Ngoài ra, TPP kéo dài thời gian bảo hộ đối với những loại thuốc bản quyền, từ đó chúng làm hạn chế khả năng tiếp cận và khả năng sản xuất các loại thuốc mới của những doanh nghiệp nội. Đây thực sự là một thách thức lớn với các doanh nghiệp trong ngành dược, bởi đa số sản phẩm của các công ty trong nước đều là các loại thuốc phiên bản Generic.

Hiện nay, đang có rất nhiều hãng dược lớn từ nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam để đón TPP và lúc này các doanh nghiệp dược trong nước sẽ phải đối diện với một cuộc canh tranh vô cùng khốc liệt. Đây chính là vấn đề hàng đầu đang nhậ được rất nhiệu sự quan tâm trong ngành dược hiện nay. Nếu mở cửa đón TPP cũng đồng nghĩa với việc mở cửa cho thuốc ngoại, chúng sẽ ngày càng áp đảo hơn nữa ở Việt Nam.

Một ví dụ nhỏ về việc đấu thầu thuốc khi Việt Nam tham gia vào TPP, Khi đó, việc đấu thầu sẽ được công khai, theo đo các hãng dược trên thế giới cũng có thể tham gia bình đẳng với các DN trong nước. Và nếu chúng ta không có những chế tài đặc biệt thì chắc chắn các doanh nghiệp dược nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội lấn sân và chiếm lĩnh phần thị trường cung ứng thuốc nội địa.

b

Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp dược Việt Nam hiện nay chủ yếu là vừa và nhỏ, và không có sự gắn kết vì vậy, nếu không tạo ra năng lực cạnh tranh cho chính mình thì nguy cơ bị mất đi thị phần của các doanh nghiệp dược nội địa sẽ là rất cao.

Tuy vậy, chúng ta cũng có thể lạc quan rằng với TPP, thì các doanh nghiệp dược trong nước sẽ nhận được liên kết đầu tư nhiều hơn so với doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, một số nước không tham gia TPP giống như Trung Quốc cũng sẽ liên kết với Việt Nam trong những vấn đề về nhập nguyên liệu và khâu đầu tư gia công… Điều này có thể sẽ là một cơ hội rất lớn để ngành dược được chuyển mình, có thể chủ động được nguồn nguyên liệu,  không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu phục vụ thị trường quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

SÂM TỐ NỮ – THẢO DƯỢC QUÝ DÀNH CHO PHÁI NỮ

Sâm tố nữ có tên khoa học là Pueraria mirifica, là một loại rễ củ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *