Trang chủ / Ngành sư phạm / Ngịch lý trong ngành giáo dục: Dôi dư gần 27.000 giáo viên, thiếu hơn 45.000 giáo viên

Ngịch lý trong ngành giáo dục: Dôi dư gần 27.000 giáo viên, thiếu hơn 45.000 giáo viên

Hiện đang tồn tại một nghịch lý trong ngành giáo dục Việt Nam: Số giáo viên trong hệ thống trường công lập thừa gần 27.000 người; trong khi đó số giáo viên còn thiếu là hơn 45.000 người.

nghich-ly-trong-nganh-giao-duc

Vừa thiếu, vừa thừa giáo viên

Trong Hội nghị sơ kết học kỳ I năm 2016 – 2017 của khối Sở GD&ĐT, ông Trần Kim Tự, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý sở giáo dục đã đưa ra bản báo cáo sơ kết ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, trong đó cũng đề ra những bất cấp đáng lo ngại về các vấn đề, như: Việc thi tuyển viên chức trong ngành GD; công tác tuyển dụng, ký kết và chấm dứt hợp đồng lao động; vấn đề luân chuyển, miễn nhiệm, bổ nhiệm; đánh giá chất lượng giáo viên… Trong đó, đáng lưu ý nhất chính là tình trạng dôi dư, thiếu hụt giáo viên ở tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục, đang xảy ra ở nhiều địa phương.

Theo tính toán chung, trên toàn quốc hiện đang có 26.750 giáo viên công lập dôi dư (trong đó, dôi dư bậc tiểu học là 3.194; THCS là 21.005 và THPT là 2.551). Trong khi đó, tổng số giáo viên đang thiếu hụt là 45.068 giáo viên (bậc mầm non: 32.641, tiểu học: 7.824, THCS: 2.799, THPT: 1.794)

Một số tỉnh có lượng dôi dư giáo viên THCS lớn như: Phú Thọ (1.191), Thái Bình (1.224), Thanh Hóa (2.188), Nghệ An (1.742) và Quảng Nam (1.096). Trong khi đó, các tỉnh thiếu nhiều giáo viên mầm non như: Bắc Giang (1.921), Sơn La (1.040), Nghệ An (3.328), Tp Hồ Chí Minh: 1.195. Một số lại thiếu nguồn giáo viên bậc tiểu học như Bắc Giang (1.133), Hà Nội (2.696), Gia Lai (1.196)…

nghich-ly-trong-nganh-giao-duc-1

Ông Tự cho hay, hiện đang còn tồn tại rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ như: vấn đề phân cấp trong tuyển dụng, quy định tuyển dụng chưa phù hợp, việc quản lý và sử dụng viên chức trong ngành cũng nhiều bất cập, việc điều chuyển công tác viên chức giữa các trường còn gặp khó khăn, việc ký kết hợp đồng giảng dạy ở nhiều địa phương còn tràn lan, thiếu quy hoạch…

Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh: Tình trạng thuyên chuyển giáo viên dôi dư ở cấp THCS, THPT xuống dạy bậc học Mầm non, Tiểu học khi chưa được bồi dưỡng đúng các chuyên môn, nghiệp vụ tại một số tỉnh hiện này là điều cần chấm dứt. Bởi việc điều chuyển này mang đến lại rất nhiều bất cập cho hệ thống giáo dục.

Hơn 93% là trường công lập

Trong văn bản báo cáo của Vụ Kế Hoạch – Tài chính cho biết, mạng lưới cơ sở giáo dục năm 2016 tăng nhẹ (0.8%) so với năm 2015 về số lượng, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng trong xã hội. Trong đó, số lượng cơ sở giáo dục tăng nhiều ở bậc giáo dục mầm non, với mức tăng là 1.8%. Giáo dục phổ thông vẫn giữ vững về số lượng, dần đi vào ổn định.

nghich-ly-trong-nganh-giao-duc-2

Với những bậc học khác, không có sự khác biệt về số lượng cơ sở giáo dục. Năm 2016 là năm đầu tiên, số lượng cơ sở giáo dục Đại học và giáo dục nghề nghiệp giữ được ổn định, phù hợp với định hướng hạn chế xây dựng, thành lập cơ sở đào tạo mới của Bộ.

Bên cạnh đó, mạng lưới cơ sở phổ thông dân tộc nội trú cũng tăng lên đôi chút, đáp ứng một phần nhu cầu nâng cao trình độ đào tạo và phát triển giáo dục miền núi, dân tộc thiểu số. Mạng lưới cơ sở giáo dục đang từng bước đáp ứng được các yêu cầu trong đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

Tuy nhiên, vẫ còn xảy ra bất cập, như: Trường công lập chiếm tỉ lệ cao (93,6%), trong khi đó tỉ lệ trường ngoài công lập có xu hướng giảm đi, khiến ngân sách nhà nước gặp nhiều áp lực. Vấn đề quy hoạch giáo dục, xây dựng, mở rộng trường tại các đô thị còn gặp nhiều khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

sinh viên ngành sư phạm

Sinh viên Sư phạm sẽ được miễn học phí cho đến năm 2021

Trong số các đối tượng không phải đóng học phí từ trước cho đến nay …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *