Trang chủ / Tin tức / Doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường Dược Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường Dược Việt Nam

Trong khi các doanh nghiệp về Ngành Dược tại Việt Nam chủ yếu sản xuất ra các dòng thuốc phổ biến với mức giá rẻ thì những biệt dược có giá trị cao vẫn do doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh.

Theo IMS Health – Một công ty cung cấp về dữ liệu dược phẩm cho biết, Việt Nam thuộc  nhóm17 quốc gia có ngành công nghiệp dược đang phát triển. Phân loại này được dựa trên tiêu chí chủ yếu chính là tổng giá trị lượng thuốc tiêu thụ hàng năm, ngoài ra còn có những tiêu chí khác như, tiềm năng phát triển thị trường, mức độ năng động và khả năng thay đổi để có thể thích nghi với mọi biến đổi chính sách về việc quản lý ngành dược trên các quốc gia này.

Các Dược sĩ cho biết, thị trường dược tại Việt Nam vào năm 2015 có quy mô doanh thu khoảng hơn 5 tỷ USD. Việt Nam là một trong những quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, với mức thu nhập người dân tăng nhanh và có thể sẵn sàng chi tiêu cho y tế nhằm giúp duy trì chất lượng cuộc sống. Đây cũng chính là yếu tố chủ chốt giúp đảm bảo sự tăng trưởng của thị trường dược phẩm tại Việt Nam.

a

Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam

Theo Bộ Y tế, cho đến hết năm 2015, thuốc được sản xuất trong nước đã chiếm gần 50% lượng thuốc tiêu thụ, con số này đáp ứng khoảng 2/3 hoạt chất trong Danh mục các loại thuốc thiết yếu của Việt Nam, ở một số bệnh viện đã sử dụng tới khoảng 80% thuốc nội. Đây cũng có thể coi là một bước tiến tích cực trong việc thực hiện dự án “Người Việt Nam ưu tiên việc dùng thuốc Việt Nam”.

Tuy nhiên, việc duy trì và giữ được thị trường nội địa vẫn đang là một cuộc chiến vô cùng khốc liệt của ngành dược Việt Nam. Đa số các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam mới chỉ được phát triển từ sau năm 1990, đều có tuổi đời khá trẻ so với thế giới. Hiện nay, đang có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong số đó có tới 98 doanh nghiệp sản xuất tân dược, và 80 doanh nghiệp sản xuất đông dược, 30 cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền.

b

Hệ thống phân phối thuốc ngày càng được mở rộng khắp cả nước với khoảng trên 2.200 đơn vị và có khoảng 43.000 cơ sở bán lẻ. Dù vậy, Việt Nam vẫn chưa phải là quốc gia có một nền công nghiệp dược hiện đại, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và cũng chưa có công nghiệp sản xuất nguyên liệu dược. Hầu hết những doanh nghiệp dược Việt Nam đều tiến hành sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu nhập. Hiện nay, trên thị trường mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh tổng hợp đến từ Công ty cổ phần Hóa dược phẩm Mekophar, với mức sản lượng thiết kế khoảng gần 200 tấn Amoxicillin và chừng 100 tấn Ampicillin mỗi năm, với con số ấy chỉ đủ cho nhu cầu của chính bản thân doanh nghiệp.

Mặc dù đã có những doanh nghiệp dược lớn và có được sức cạnh tranh cao trên thị trường tuy nhiên con số còn khá khiêm tốn. Với thực trạng như hiện nay, các doanh nghiệp dược phẩm tịa Việt Nam cần phải quyết liệt hơn nữa nhằm giữ vững được thị trường nội địa góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành dược tại Việt Nam trong những năm tới. 

Có thể bạn quan tâm

SÂM TỐ NỮ – THẢO DƯỢC QUÝ DÀNH CHO PHÁI NỮ

Sâm tố nữ có tên khoa học là Pueraria mirifica, là một loại rễ củ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *