Trang chủ / Tin tức / Phát hiện mới vô cùng hữu ích với loài người?

Phát hiện mới vô cùng hữu ích với loài người?

Những nghiên cứu khoa học về ngành y hiện nay đang có những bước đột phá vô cùng quan trọng mở ra hướng điều trị mới giúp loài người thoát khỏi tình trạng bệnh tật.Mới đây các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu đã tìm ra lời giải thích hợp lý cho cơ chế tái tạo các chi ở loài sa giông.Nghiên cứu này đã mở ra một tương lai tốt đẹp cho nền y học phục hồi chỉnh hình.

Loài sa giông là một loài đặc biệt với khả năng tái tạo lại những nhóm mô khi trưởng thành.Điều đó được thể hiện qua việc khi bị kẻ thù tấn công và mất đi một chân thay vì vĩnh viễn phải sống trong quãng đời còn lại với khuyết tật thiếu đi một chân.Nhưng không đối với sa giông chúng có khả năng tái tạo lại bộ phân đã mất và chỉ sau một thời gian ngắn chúng lại có đủ các bộ phận trên cơ thể mà không thiếu bất kỳ bộ phận nào.

tim-ra-co-che-tai-tao-phan-co-the-o-sa-giong-co-the-ap-dung-vao-con-nguoi


Một tin tuyệt với đến từ các nhà khoa học khi họ đã hiểu toàn bộ cơ chế sinh học mang lại khả năng ưu việt đó. Với hy vọng một ngày không xa, công tác tái tạo chi ở người sẽ có tín hiệu khả quan nhất.

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa các loài thú và loài sa giông là khả năng tự làm lành vết thương. Nếu như bạn gặp một chấn thương, cơ thể của bạn sẽ hồi phục lại vết thương bằng việc tạo một lớp vảy xung quanh vùng miệng vết thương và dần dần sẽ chuyển thành những mô sẹo. Cho dù cơ chế này hoạt động rất hiệu quả với các vết cắt và vết thương nhẹ, nhưng khả năng phục hồi các vết thương lớn là không thể.

Những tế bào ở loài sa giông thì trái ngược lại. Chúng có khả năng tái tạo bất kỳ vùng mô bị tổn thương nào – từ nhãn cầu cho đến dây cột sống mà không để lại sẹo hay một số vảy trên da. Từ lâu, quá trình này đã làm cho các nhà khoa học hết sức ngạc nhiên.

Nhóm nghiên cứu từ trường đại học Tsukuba tại Nhật Bản và trường đại học Dayton, Mỹ đã xác định thành công hai loại tế bào khác nhau tham gia vào quá trình tái tạo các chi:đó là tế bào bó cơ xương (SMFCs) và tế bào thân cơ (MPCs). Trong khi đó SMFCs lại tham gia trực tiếp có thể giúp phát triển các cơ xương, MPCs được coi như “những kẻ lặng thầm” của tế bào bó cơ. Tuy vậy, chúng có thể sẽ được kích thích để chuyển hóa những tế bào bó cơ dưới các tác nhân kích thích thích hợp.

11

Bước ngoặt của nền y học

Với những kiến thức đã thu được, các nhà khoa học đã đưa ra quyết định nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của mỗi nhóm tế báo trong suốt quá trình tái tạo.

Việc tiên, là họ chèn một đoạn gen vào phôi thai của sa giông với mục đích giúp một loại protein chuyển sang màu đỏ khi SMFCs và MPCs hoạt động. Tiếp đó, họ cho phép các chú sa giông sinh trưởng ở giai đoạn con non và những chú sa giông giai đoạn trưởng thành hơn .

Cũng tại thời điểm đó, những nhà nghiên cứu thực hiện cắt chân của sa giông, trước khi theo dõi hoạt động của SMFCs và MPCs khi các chi được tái tạo.

Cuối cùng, họ nhận ra rằng MPCs chịu trách nhiệm hầu hết trong việc tái tạo chi ở nhóm sa giông non.

Điều thú vị hơn, khi họ theo dõi hoạt động của nhóm cơ bị bó xương với phần chân của những chú sa giông trưởng thành hơn, những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chúng sẽ tạm thời thoái hóa đến trạng thái ban đầu với quy trình “phản phân hóa”. Quá trình tiến triển tế bào của chúng lại bắt đầu từ đầu với việc phân bào và sinh sản ra nhiều các tế bào cơ hơn.

Những nghiên cứu trên được coi như nền tàng về một trong những khả năng đáng kinh ngạc của động vật.Liệu con người có thể làm được điều đó không?Sẽ còn rất nhiều những nghiên cứu khác cần được thực hiện nhưng các nhà khoa học hy vọng rằng những phát hiện này sẽ giúp loài người hình dung ra khả năng phục hồi có thể thực hiện với những loài động vật khác không chỉ ở loài sa giông.

Có thể bạn quan tâm

SÂM TỐ NỮ – THẢO DƯỢC QUÝ DÀNH CHO PHÁI NỮ

Sâm tố nữ có tên khoa học là Pueraria mirifica, là một loại rễ củ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *