Trang chủ / Kỹ năng / 7 kỹ năng giao tiếp “bỏ túi” cho sinh viên

7 kỹ năng giao tiếp “bỏ túi” cho sinh viên

Cuộc sống xã hội không thể thiếu được hoạt động giao tiếp, đó là nhu cầu thiết yếu diễn ra hàng ngày hằng giờ. Vậy đối với một sinh viên thì cần phải rèn luyện những kỹ năng giao tiếp nào? Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí 7 kỹ năng giao tiếp “bỏ túi” dành cho sinh viên.

Bước chân vào giảng đường đại học, các sinh viên phải sống xa gia đình và vào một môi trường hoàn toàn mới. Tại đây, các bạn được đánh giá là những người có học vấn, có trình độ văn hóa cao do đó đối tượng giao tiếp thường xuyên và chủ yếu của các bạn là những người có tri thức, có trình độ cao…. Vì thế, nhất thiết các sinh viên phải trau dồi những kỹ năng giao tiếp cơ bản, thiết yếu nhất để  hoàn thiện bản thân, kết nối cộng đồng giúp cho việc học và cả công việc trong tương lai.

Vậy sinh viên cần những kỹ năng giao tiếp nào

Kĩ năng hòa nhập với mọi người

Chúng ta không thể sống khi bị tách rời khỏi cộng đồng, vì lẽ đó kỹ năng giao tiếp giữa người với người hay còn gọi là kỹ năng hòa nhập chính là năng lực xây dựng cầu nối quan hệ tích cực để tạo nên môi trường học tập hữu ích.

ky-nang-giao-tiep

Để trở thành người có kỹ năng giao tiếp tốt, các bạn cần hiểu được cách đối nhân xử thế, các quy tắc chuẩn mực xã hội phổ biến như: lịch sự, quan tâm tới mọi người, giữ chữ tín và xây dựng niềm tin….cần biết đặt mình vào vị trí của người khác để cư xử sao cho đúng mực. 

Kĩ năng quản lí nhận thức của bản thân

Mỗi người cần nhận thức được chính mình. Bởi nếu như không kiểm soát được nhận thức thì sẽ ảnh hưởng lớn tới giao tiếp, có thể sẽ để lại một hình ảnh xấu về bản thân với đối tượng giao tiếp. Chính vì vậy, bản thân bạn cần phải nhận thức được chính mình và quản lý nhận thức đó. 

Vậy phải làm thế nào để có thể quản lý nhận thức của bản thân? Đó không phải là điều dễ dàng, đó là kỹ năng và phải rèn luyện.

Kĩ năng sử dụng ngôn từ và giọng nói

Phương tiện giao tiếp chính của chúng ta chính là ngôn ngữ. Do đó, hiệu quả của việc giao tiếp sẽ phụ thuộc vào nội dung, tính chất, và giọng điệu sử dụng ngôn ngữ. Cùng một ngôn ngữ, nhưng khi giao tiếp sẽ tạo ra nhiều phản ứng khác nhau. Có thể hình dung là khi nói chuyện qua điện thoại thì ắt hẳn giọng nói sẽ giữ vai trò quyết định. Khi đối thoại thì còn phụ thuộc vào cử chỉ, kế tiệp là giọng nói và sau cùng là từ ngữ. 

Vì thể, để thành thục kỹ năng này cần trau dồi từ ngữ, và điều chỉnh cách nói, giọng nói của mình để đạt được mục tiêu khi giao tiếp với các đối tượng khác nhau. 

Có thể bạn quan tâm

dap-tat-y-muon-tu-tu-2

Những kỹ năng giúp bạn dập tắt ý muốn tự tử đang bùng phát

Nếu thực hiện những điều sau đây, bạn hoàn toàn có thể dập tắt ý …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *