Trang chủ / Ngành sư phạm / Đào tạo nghề đang được ưu tiên trong nghành giáo dục Việt Nam

Đào tạo nghề đang được ưu tiên trong nghành giáo dục Việt Nam

Việt Nam là nước có nguồn lao động dồi dào, nhưng chất lượng lao động vẫn còn khá hạn chế do thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao, chính vì thế mà đào tạo nghề sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành giáo dục trong những năm dắp tới nhằm giải quyết được tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.

Ông Trần Quang Quý là thứ trưởng của Bộ GD-ĐT đã cho biết thêm thông tin về việc đào tạo nghề đã được ưu tiên hàng đầu tại phiên thảo luận của hội nghị cấp cao về vấn đề kinh doanh tại Việt Nam diễn ra vào ngày 3/5 trong khuôn khổ hội nghị thường niên ADB tại Hà Nội.

25dl

Hiện Bộ GD-ĐT cũng đang tiếp tục khuyến khích phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT để giúp các em định hướng và chọn nghề mình được nghề phù hợp nhất cùng với việc xây dựng lại các cơ sở dạy nghề có chất lượng cao.

Theo như Thứ trưởng Trần Quang Quý đã cho biết, tại các cơ sở đào tạo nghề cần phải lựa chọn các đơn vị đào tạo nghề giúp cho các em có thể học liên thông từ trung học nghề lên các trường cao đẳng và đại học. Đây là một trong những bước đi quan trọng giúp giải quyết tình trạng thiếu lao động chất lượng cao.

Tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành đề án nhằm“Đào tạo nghề cho những lao động ở vùng nông thôn tính đến năm 2020” với tổng kinh phí lên tới khoảng 26 nghìn tỉ đồng, tuy nhiên thì trình độ tay nghề của lao động Việt Nam vẫn rất là thấp.

040613_014000dao_tao_nghe

Trong số hơn 21 triệu lao động nông nghiệp nằm trong độ tuổi lao động của nước ta hiện nay thì có  khoảng 20,765 triệu người (chiếm 97,65%) chưa qua đào tạo trường lớp nào và cũng không có chứng chỉ chuyên môn; bên cạnh đó người có bằng sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm khoảng 1,26%; có bằng trung cấp chiếm 0,87%.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có cuộc khảo sát và thực hiện vào năm 2009, có tới 47,4% các doanh nghiệp đang trong tình trạng tuyển dụng lao động có kỹ năng gặp khó khăn (năm 2008, chỉ có khoảng 38,4% gặp khó khăn này); chính vì thế mà năng suất lao động bình quân của Việt Nam là thấp; tốc độ tăng năng suất lao động ngày càng giảm mạnh  (năm 2008: 3,21%, năm 2009: 2,89%),…

Ông Trần Quang Quý thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đã khuyến khích các trường mở thêm các chương trình đạo tạo liên kết để nhằm bổ trợ kiến thức cho học sinh, sinh viên, giúp nâng cao những kỹ năng thực hành cho các em, Các trường cũng có thể phối hợp với các cơ quan, tổ chức để mở thêm các chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên.

Có thể bạn quan tâm

sinh-vien-su-pham-09897

Sinh viên nước ngoài và viên sư phạm ở Việt Nam khác nhau ra sao?

Việc đào tạo của  sinh viên sư phạm ở Việt Nam và đối với sư …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *