Trang chủ / Kỹ năng / Những kỹ năng đưa ra ý kiến phản hồi bạn cần quan tâm-p2

Những kỹ năng đưa ra ý kiến phản hồi bạn cần quan tâm-p2

3. Hãy chọn địa điểm phù hợp, đặc biệt là khi đưa ý kiến phản hồi một số vấn đề cá nhân cần cải thiện nên chọn những chỗ riêng tư;

4. Người đưa phản hồi cần phải dựa trên các hành vi cụ thể, những hiện tượng chính xác vừa quan sát và ghi chép được để đưa ra phản hồi, không tự đánh giá, áp đặt hoặc suy diễn những sự việc không có căn cứ;

5. Nên bắt đầu phản hồi bằng cách nêu bật các điểm tích cực trước;Nên đưa ra một số điểm cần cải thiện “ tại ngay thời điểm này và hiện nay”, không nên xâu chuỗi các lỗi lầm,những khuyết điểm trong quá khứ, trừ trường hợp cần phải nhấn mạnh các hành vi có tính chất hệ thống;

6. Cần chú ý không nên đưa ra quá 4 điểm cần cải thiện trong 1 lần đưa ra phản hồi;

7. Khi phản hồi về một số điểm cần cải thiện, nên chú trọng vào các hành vi,yếu tố có thể thay đổi, thảo luận phương pháp cải thiện một cách cụ thể nhất;

8. Khuyến khích,kích lệ người nhận phản hồi tự đưa ra các phương pháp; sử dụng các câu hỏi mở rộng như: Anh/chị thấy việc này ra sao? Nếu lần sau làm lại việc này, anh/chị sẽ làm khác đi những gì? …

9. Phản hồi là vì những người nhận, không vì người đưa ra phản hồi. Vì vậy khi đưa phản hồi, bạn cần nhạy cảm với các tác động của một số thông tin mà bạn đưa ra.

group-women-talking-ohay-tv-84709

Cần đặc biệt chú ý: Người nhận phản hồi đã có sẵn sàng cải thiện hay không lại tùy thuộc nhiều vào các cách thức bạn đưa ý kiến hơn là nội dung mà bạn phản hồi. Vì vậy, trong quá trình đưa phản hồi, bạn cần chú ý: 

Nên đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo; 

Chân thành, tránh sử dụng những câu phức. Sự chân thành nói lên sự quan tâm, tôn trọng của bạn đối với những người nhận phản hồi. Trong câu phức: “Hùng, anh làm việc rất chăm chỉ, nhưng…”, chỉ cần từ “nhưng” được đặt ở giữa câu, thì có nghĩa là “đừng tin vào điều mà tôi nói trước lúc đó”. Do dó, cẩn thận trong khi dùng những từ “nhưng;hoặc tuy nhiên…” . 

Hãy chú ý đến giọng nói của bạn: Âm vực của giọng nói cũng cần truyền tải tầm quan trọng của vấn đề và sự quan tâm của người đưa phản hồi với người được phản hồi. Khi giọng nói cáu kỉnh,hoặc thất vọng sẽ dễ chuyển phản hồi rất tích cực, có tính chất xây dựng lại thành phê phán.

Phản hồi tích cực thường được dùng nhiều như một công cụ khá hữu ích trong môi trường giáo dục.Trong quá trình học tại trường học, bạn sẽ thường xuyên gặp những tình huống giảng viên đưa phản hồi cho những sinh viên,hay sinh viên phản hồi cho nhau trong suốt quá trình thực hành, thậm chí sinh viên cũng có thể đưa ra những phản hồi cho giảng viên. Dù phản hồi được tiến hành dưới hình thức nào, nhưng nếu các nguyên tắc cơ bản trên được thực hiện thường xuyên và nếu bạn thực sự nghiêm túc cân nhắc các phản hồi tích cực để cải thiện mình thì đó sẽ là con đường ngắn nhất đi tới đích hoàn thiện những kỹ năng của bản thân.

Có thể bạn quan tâm

dap-tat-y-muon-tu-tu-2

Những kỹ năng giúp bạn dập tắt ý muốn tự tử đang bùng phát

Nếu thực hiện những điều sau đây, bạn hoàn toàn có thể dập tắt ý …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *